Răng hô hay răng vẩu thường được hình thành do thói quen và tác động từ môi trường xung quanh. Do vậy nên khi khám nha khoa định kỳ và tránh các thói quen xấu như bài viết này chia sẻ nhé!
1. Các dạng răng hô vẩu thường gặp
Răng hô, vẩu là tình trạng răng hàm trên đưa ra phía trước nhiều so với răng hàm dưới, điều này khiến cho khuôn mặt của một người trở nên mất cân xứng và gây ra các bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp. Nặng hơn, việc răng hô vẩu sẽ gây cho người bệnh khó khăn trong việc vệ sinh và gây ra các vấn đề về răng miệng.
- Răng hô nhẹ: Đây là tình trạng nhóm răng cửa hàm trên đưa ra hoặc chìa ra về phía trước, chân răng mọc nghiêng về phía trong xương hàm khiến phần môi trên của người bệnh bị nhô ra hơn so với răng hàm dưới
- Răng hô nặng: Đây là tình trạng răng hàm trên nhô ra về phía trước nhiều hơn so với răng hàm dưới. Bên cạnh đó, mặt ngoài của xương hàm trên cùng phát triển nhiều hơn. Tình trạng răng hô nặng thường dễ nhận biết hơn khi người bệnh ngậm miệng ở tư thế nghỉ, phần xương hàm trên sẽ nhô ra thấy rõ so với hàm dưới.
2. Các thói quen xấu làm hô răng

Tình trạng răng hô có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, phần lớn do di truyền và việc thay răng sớm trong giai đoạn răng hỗn hợp của trẻ nhỏ. Nhưng ít ai biết răng, các thói quen làm răng hô lại bắt nguồn từ trong cuộc sống hàng ngày, nhất là ở giai đoạn trẻ phát triển và bắt đầu thay những răng vĩnh viễn đầu tiên:
Bú tí, ngậm ti giả:
Bú tí hay ngậm ti giả là những thói quen hình thành từ khi còn nhỏ, nhiều ba mẹ chủ quan khi cho con của mình thực hiện những thói quen này. Ở giai đoạn đang phát triển, khi xương hàm còn chưa cứng chắc thì việc bú ti, ngậm ti giả có thể ảnh hưởng đến xương hàm và vị trí mọc răng. Thói quen bú và ngậm ti giả thường sẽ kích thích răng hàm trên mọc veefphias trước, mất cân đối giữa sự phát triển hai hàm và gây ra tình trạng hô răng.
Mút tay, đẩy lưỡi:
Một trong các thói quen xấu làm hô răng đó chính là mút tay hoặc đẩy lưỡi. Đây là thói quen mà không ít trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên mắc phải. Tương tự như bú ti và ngậm ti giả, mút tay và đẩy lưỡi là thói quen xấu làm hô răng vì động tác này cũng kích thích cho răng hàm trên phát triển và mọc chìa ra phía trước. Không những vậy, cả xương hàm trên của trẻ trong độ tuổi phát triển cũng sẽ bị đẩy về phía trước gây ra hô hàm nếu trẻ cứ thực hiện động tác mút tay lúc rảnh rỗi.
Thói quen chống cằm lúc ngồi học:
Chống cằm lúc ngồi học là một trong các thói quen làm răng hô mà các bậc cha mẹ nên khuyên trẻ không nên làm, cụ thể là chống cằm một bên hay chống cằm đẩy hàm lui.
Ở tư thế chống cằm thông thường, nếu trẻ thường xuyên thực hiện động tác này thì sẽ dễ gây ra tình trạng móm. Nếu chống cằm mà tay đẩy từ phía trước cằm thì sẽ khiến hàm dưới của trẻ bị lùi về phía sau, lúc này xương hàm trên sẽ ở vị trí hô hàm so với hàm dưới, gây ra tình trạng hô răng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến thay răng sớm:

Một trong các thói quen xấu làm hô răng đó chính là không tập cho trẻ vệ sinh đúng cách. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng răng sữa bị sâu, vỡ thì sẽ tự đến tuổi mà thay, hoặc cho con đi nhổ sớm để răng vĩnh viễn mọc lên. Trên thực tế, các răng sữa khi thay không đúng thời điểm sẽ dễ dẫn tới tình trạng mọc lệch răng, đặc biệt, khi nhóm răng cửa hàm trên thay sớm thì sẽ chiếm nhiều chỗ trong xương hàm và dễ gây hô răng, nặng hơn là hô hàm. Nhưng đa phần hiện nay, các trường hợp thay răng cửa hàm trên sớm đều bắt nguồn từ việc không vệ sinh răng đúng cách, dẫn đến sâu răng. Qua đó, có thể khẳng định rằng thói quen vệ sinh răng miệng kém từ nhỏ là một trong các thói quen xấu làm hô răng.
3. Các thói quen giúp răng bớt hô
Nếu trẻ ở trong độ tuổi đã thay được răng cối lớn hàm dưới thứ nhất và toàn bộ nhóm răng cửa, răng hàm thì tốt nhất ba mẹ nên cho trẻ niềng răng để đạt được hiệu quả tốt ưu. Nếu chưa đến độ tuổi này thì có thể tập cho trẻ một số thói quen giúp răng bớt hô như sau
- Cho trẻ mang hàm trainer: Hàm trainer là một trong số những phương pháp dễ chịu nhất dùng để định hướng răng mọc cho trẻ theo cung hàm lý tưởng và tránh các tình trạng răng móm, răng hô. Tuy nhiên, khi thực hiện thói quen giúp răng bớt hô bằng cách đeo hàm trainer thì phải theo dõi thời gian đeo của trẻ trong ngày và phải cho đeo hàm trainer đúng với độ tuổi, giai đoạn của trẻ.
- Vệ sinh răng đúng cách: Trong giai đoạn răng hỗn hợp thì việc vệ sinh răng rất quan trọng, răng sâu, răng siết có thể là nguyên nhân khiến trẻ phải thay răng sớm và dẫn tới tình trạng bị hô.
- Đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ: Đây là một thói quen tốt giúp các vấn đề về răng miệng của trẻ có thể được phát hiện và điều trị sớm, kể cả việc hô răng, hô hàm. Theo các nha sĩ thì 6 tháng một lần là thời gian thích hợp để ba mẹ đưa trẻ đi đến nha khoa để kiểm tra răng miệng.
Nguồn tham khảo: Vinmec

Nha Khoa Phú Quốc – Trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng
NHA KHOA PHÚ QUỐC hoạt động liên tục gần 20 năm, hình thành phòng khám chuyên khoa răng Hàm Mặt điều trị chuyên sâu về lĩnh vực răng hàm mặt cộng với hệ thống thiết bị nha khoa hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, cơ sở vật chất đầy đủ. Chúng tôi tin rằng, Nha Khoa Phú Quốc là địa chỉ nha khoa uy tín hàng đầu dành cho quý khách.
Nha Khoa Bảo Anh là một địa chỉ uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực nha khoa tại Việt Nam. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và đầy đủ trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ nha khoa chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Khi cần tẩy trắng răng, chăm sóc răng miệng toàn diện hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Phú Quốc để được tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhé.
Hệ thống trung tâm Nha Khoa Phú Quốc
Nha Khoa Phú Quốc Đà Lạt
- Địa chỉ: 16 Ngô Gia Tự, Phường 12, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng
- Điện thoại: 02636 514 990 – 0941 821 279
Nha Khoa Phú Quốc Liên Nghĩa
- Địa chỉ: 476 quốc lộ 20, TT Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng
- Điện thoại: 0848 333 193 – 0911 111 859
Nha Khoa Phú Quốc Thống Nhất – Bình Phước
- Điện thoại:
Website & Email:
-
- Email: info.nhakhoabaoanh@gmail.com
- Website: www.nhakhoaphuquoc.vn