Với răng bị sứt mẻ, sâu răng hay các khiếm khuyết nhỏ thì trám răng là kỹ thuật phục hồi răng hiệu quả. Cùng tìm hiểu kỹ thuật trám răng là gì, phù hợp cho tình trạng răng nào và chăm sóc răng miệng sau trám răng nhé.
Trám răng là gì? Khi nào cần trám răng?
Trám răng là kỹ thuật lấp đầy các khoảng trống mới phát sinh trên bề mặt răng do nhiều nguyên nhân khác nhau bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng, thường dùng nhất là Composite. Sau khi thực hiện trám răng, các tổn thương trên răng sẽ được phục hồi và răng trở về lại hình dáng như ban đầu. Trám răng không chỉ là phương pháp phục hình khi các răng khiếm khuyết do chấn thương của răng mà còn là biện pháp điều trị các bệnh lý răng miệng như mẻ răng, vỡ răng, sâu răng hoặc mòn men răng.

Khi nào cần trám răng?
Khách hàng có thể lựa chọn trám răng để phục hình các khiếm khuyết răng miệng khi răng có các vấn đề sau :
- Trám răng sâu: Răng bị sâu sẽ tạo lỗ hổng trên mặt răng, nếu không điều trị và phục hình bằng phương pháp bọc sứ hoặc trám răng, các lỗ sâu có thể lan xuống tủy răng đây đau nhức và viêm nhiễm. Một số trường hợp còn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, viêm chóp răng, viêm xương hàm…
- Trám răng thưa: Một số người có các khoảng trống giữa các răng không chỉ làm thức ăn dễ bám vào gây các bệnh nha chu mà còn gây mất thẩm mỹ nếu khoảng trống này nằm ở mặt trước. Trám răng sẽ giúp khoảng hở giữa hai răng được đóng kín, giúp hạn chế nguy cơ tạo mảng bám và tạo sự thoải mái, tự tin cho bạn trong khi giao tiếp.
- Trám răng mòn cổ: Răng mòn cổ là tình trạng xuất hiện những vết khuyết hình chêm ở cổ răng. Lúc này, răng sẽ nhạy cảm với vị chua, ngọt hoặc nhiệt độ nóng, lạnh của thức ăn. Miếng trám răng được thêm vào có tác dụng như một tấm bảo vệ, hạn chế sự tấn công của vi khuẩn vào bên trong răng.
- Trám răng bị mòn mặt nhai: Mặt nhai của răng bị mòn sẽ làm lộ lớp ngà, tăng sự nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức khó chịu.
- Trám răng chấn thương: Tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông có thể gây ra chấn thương vùng hàm mặt và làm răng bị nứt, vỡ. Nếu không được phục hình, không chỉ làm tăng nguy cơ các bệnh lý như ê buốt răng, sâu răng, viêm tủy răng mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng và gương mặt.
- Trám răng phòng ngừa: Nếu quan sát thấy có các hố rãnh trên mặt nhai răng của bạn, bác sĩ sẽ đề nghị bạn nên làm trám răng để lấp đầy các khoảng trống này nhằm hạn chế sự tích tụ vụn thức ăn và mảng bám, phòng ngừa hiệu quả bệnh sâu răng.
Trám răng xong có được ăn không?

Trám răng xong có được ăn không là câu hỏi của nhiều khách hàng sau khi thực hiện thủ thuật trám răng. Câu trả lời theo các chuyên gia là người bệnh vẫn có thể ăn uống. Tuy nhiên sẽ cần kiêng trong một khoảng thời gian nhất định sau khi vừa hoàn thành việc trám răng. Thời gian này sẽ phụ thuộc vào loại vật liệu trám và công nghệ mà mỗi người lựa chọn.
Ngày nay, đa phần các nha khoa đều sử dụng công nghệ hiện đại với các vật liệu trám răng rất nhanh khô và dễ dàng gắn chặt vào răng nên bạn không cần quá lo lắng về khoảng thời gian kiêng ăn sau trám. Hiện nay, Composite là vật liệu trám răng được áp dụng phổ biến với ưu điểm là có độ bền cao và có màu sắc tương tự răng thật. Bác sĩ sẽ tạo hình miếng trám và sử dụng đèn hỗ trợ để làm đông miếng trám giúp bám chắc vào bề mặt của răng là có thể hoàn thành xong kỹ thuật trám răng.
Lúc này, trám răng xong có được ăn không sẽ phụ thuộc vào việc bạn có được gây tê trước đó không. Nếu bạn không sử dụng thuốc tê trong các trường hợp trám kẽ răng thì có thể ăn uống bình thường ngay sau kết thúc điều trị. Còn đối với các trường hợp răng chấn thương, răng sâu, bạn sẽ cần phải chờ thuốc tê hết tác dụng để có thể ăn lại, thông thường sẽ là khoảng 1 – 2 tiếng.
Trám răng xong nên ăn gì?
Sức khỏe răng miệng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chế độ ăn uống. Do đó, người bệnh cũng cần có chế độ ăn hợp lý theo lời dặn của bác sĩ sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa. Vậy trám răng xong nên ăn gì và không nên ăn gì ?
Những thực phẩm nên ăn:
- Thức ăn mềm: Sau khi làm xong bất cứ thủ thuật nha khoa nào, người bệnh cũng nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hoá như súp, canh, cháo,…để hạn chế tác động lực lên răng.
- Trái cây, rau xanh: Đây là nguồn vitamin và khoáng chất không chỉ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa nướu lợi bị vi khuẩn xâm hại.
- Chế phẩm từ sữa: Các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin và khoáng chất có trong sữa là các chất thiết yếu tốt cho sức khỏe răng miệng.
Những thực phẩm nên kiêng:
- Đồ ăn quá cứng hoặc quá dai: Các răng sau khi làm thủ thuật nếu phải chịu áp lực lớn sẽ làm giảm tuổi thọ của vết trám cũng như khiến chúng dễ bong tróc và bào mòn. Các loại hạt, thịt bò, thịt gà,… nên hạn chế ngay sau khi làm trám răng.
- Đồ ngọt: Đồ ngọt là thủ phạm chính gây sâu răng và các vấn đề răng miệng khác. Do đó, nha sĩ luôn khuyến cáo mọi người hạn chế tối đa tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường như hoa quả sấy, bánh kẹo, nước ngọt,.. dù có làm thủ thuật răng miệng hay không.
- Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp của thức ăn sẽ làm miếng trám bị co giãn và có thể ảnh hưởng đến độ bám và tính ổn định của miếng trám. Người bệnh nên hạn chế đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh ngay sau khi trám xong.
- Chất kích thích: Các chất kích thích như rượu bia, đồ uống đóng chai, thuốc lá, nước ngọt có gas, … cần tuyệt đối kiêng sau khi trám răng vì chúng không chỉ phá hủy men răng mà còn làm xỉn màu miếng trám rất nhanh.
- Trái cây có vị chua cũng cần hạn chế để tránh làm miếng trám bị ố vàng.

Chăm sóc răng miệng sau khi trám răng
Chăm sóc răng miệng đúng cách là cách hiệu quả nhất để bảo vệ miếng trám răng và sức khỏe răng miệng của bạn :
- Đánh ít nhất 2 lần/ ngày mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo hẹn của bác sĩ.
- Ăn chậm, nhai kỹ và dùng lực nhai vừa đủ
- Hạn chế cắn mạnh tại vị trí trám răng cũng như không cạy bật miếng trám ra.
- Lựa chọn các loại bàn chải lông mềm với lực nhẹ nhàng để tránh tổn thương lợi và răng. Di chuyển bàn chải theo chiều lên xuống xoay tròn, không di chuyển ngang.
- Kết hợp thêm chỉ nha khoa và súc miệng chuyên dụng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng cộm răng hay bất kỳ vấn đề gì trong quá trình sinh hoạt, hãy đến nha khoa ngay để thăm khám và xử lý.
Trám răng giúp người bệnh sửa chữa các khiếm khuyết trên răng và lấy lại sự tự tin, thoải mái cho người bệnh. Việc ăn uống sau khi trám răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, người bệnh nên làm theo các hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc vết trám và răng miệng đúng cách.
Nguồn tham khảo: Vinmec

Nha Khoa Phú Quốc – Trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng
NHA KHOA PHÚ QUỐC hoạt động liên tục gần 20 năm, hình thành phòng khám chuyên khoa răng Hàm Mặt điều trị chuyên sâu về lĩnh vực răng hàm mặt cộng với hệ thống thiết bị nha khoa hiện đại, đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, cơ sở vật chất đầy đủ. Chúng tôi tin rằng, Nha Khoa Phú Quốc là địa chỉ nha khoa uy tín hàng đầu dành cho quý khách.
Nha Khoa Bảo Anh là một địa chỉ uy tín và chuyên nghiệp trong lĩnh vực nha khoa tại Việt Nam. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và đầy đủ trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ nha khoa chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Khi cần tẩy trắng răng, chăm sóc răng miệng toàn diện hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Phú Quốc để được tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhé.
Hệ thống trung tâm Nha Khoa Phú Quốc
Nha Khoa Phú Quốc Đà Lạt
- Địa chỉ: 16 Ngô Gia Tự, Phường 12, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng
- Điện thoại: 02636 514 990 – 0941 821 279
Nha Khoa Phú Quốc Liên Nghĩa
- Địa chỉ: 476 quốc lộ 20, TT Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng
- Điện thoại: 0848 333 193 – 0911 111 859
Nha Khoa Phú Quốc Thống Nhất – Bình Phước
- Điện thoại:
Website & Email:
- Email: info.nhakhoabaoanh@gmail.com
- Website: www.nhakhoaphuquoc.vn